Giúp con vượt qua áp lực mùa thi cử

Áp lực mùa thi là vấn đề ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo của các bậc phụ huynh cũng như các giáo viên. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Dấu hiệu và hậu quả như thế nào? Làm cách nào để giúp con vượt qua? Hãy cùng Inspire-Khai Nguyên tìm lời giải đáp trong nội dung bài viết sau.

Áp lực mùa thi là gì? 

Áp lực mùa thi xuất phát từ áp lực học tập của học sinh. Áp lực học tập ở học sinh là quá trình tâm lý diễn ra khi học sinh chịu các tác động từ áp lực/sức ép bên ngoài hoặc/và bên trong. Áp lực bên ngoài có thể đến từ môi trường (kỳ vọng của gia đình, chương trình giáo dục của nhà trường, tác động từ nhóm bạn, áp lực từ xã hội,…). Còn áp lực bên trong là đến từ chính bản thân học sinh (sự kỳ vọng, cầu toàn, thiếu trắc ẩn với chính mình,…). Áp lực này dẫn đến những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cơ thể, nhận thức, hành vi, cảm xúc của học sinh. (Thức & Nga, 2020). 

Hầu hết mọi học sinh đều dễ cảm thấy căng thẳng khi có bài kiểm tra hoặc bài tập sắp tới. Khi căng thẳng thi cử ở mức thấp hoặc trung bình xuất hiện, nó cung cấp cho học sinh sự tập trung, động lực và năng lượng hành động để ứng phó với kì thi. Khi đó, căng thẳng này là bình thường và có lợi. Tuy nhiên, khi căng thẳng hoặc áp lực trở nên nhiều và tăng nhanh, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng học tập của học sinh, thậm chí là những hệ lụy nguy hiểm. 

Những áp lực mùa thi mà con phải đối mặt 

Nhiều người thường cho rằng, học sinh đi học chính là quãng thời gian vô lo vô nghĩ, đặc biệt không phải kiếm tiền nên chẳng có chút áp lực nào. Tuy nhiên thực tế, ngày nay điều đó đã không còn như vậy. Khi xã hội ngày càng phát triển, mỗi người cần phải chứng minh được năng lực của bản thân nếu không muốn mình bị thụt lùi, cộng thêm các áp lực từ nhà trường, gia đình, và đến từ chính bản thân học sinh đã vô tình khiến các em luôn bị ám ảnh bởi kết quả, thứ hạng, điểm số và bằng cấp. 

logo-DSC00708-Enhanced
Bước vào mùa thi, con phải đối mặt với những áp lực gì?

Áp lực mùa thi chính là nguyên nhân hàng đầu khiến học sinh bị stress. Ba mẹ kỳ vọng con mình trở nên nổi bật, có thể đứng đầu lớp. Đôi khi họ cho rằng đạt điểm cao trong mỗi kỳ thi là minh chứng cho quá trình học tập của con. Các em học sinh cũng bị áp lực khi tự mình so sánh với bạn bè, hay từ phía thầy cô.

Những dấu hiệu và ảnh hưởng mà con gặp phải áp lực trong mùa thi

Như đã đề cập ở trên, một số biểu hiện rõ rệt ở những học sinh đang chịu áp lực mùa thi chính là sức khỏe tâm lý không ổn định. Tình trạng căng thẳng, mất ngủ, luôn có cảm giác lo lắng, ăn uống không ngon,… chính là những biểu hiện rõ ràng về áp lực mùa thi. Một số học sinh còn rơi vào trạng thái lúc nào cũng uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng; hay cơ thể luôn trong trạng thái lờ đờ, lơ đãng, dễ buồn bực hay kích động, cáu gắt không kiểm soát. Hoặc lớn hơn là các em sợ hãi khi nghĩ đến việc học hay đến trường, đặc biệt vào thời điểm thi cử. 

Đặc biệt ở những học sinh chịu áp lực từ ba mẹ hằng ngày, luôn bắt con cái phải học giỏi, phải đứng đầu thì những biểu hiện này sẽ càng được bộc lộ một cách rõ rệt hơn. Lâu dần, nếu các em không được giải tỏa về áp lực, không được lắng nghe thấu hiểu những khó khăn các em đang gặp phải, thì có thể dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm.

Bên cạnh việc quan sát con hằng ngày, ba mẹ cũng cần chia sẻ, đồng hành và động viên, khích lệ các em trong học tập; để các em được giải tỏa những áp lực về kết quả thi cử, mà vẫn có động lực để học tập đạt kết quả tốt.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Các em bị thiếu ngủ do phải học tập quá nhiều hay căng thẳng quá độ. Điều này, có thể làm suy giảm cả về thể chất lẫn tinh thần. Cơ thể thiếu ngủ khiến các em luôn trong trạng thái mơ màng, kém tập trung, ghi nhớ kém, chậm chạp và khả năng tiếp thu yếu. Đồng thời thiếu ngủ cũng làm suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh vặt cùng hàng loạt vấn đề nguy hiểm khác.

logo-DSC00810-Enhanced
Những áp lực mùa thi ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con

Áp lực mùa thi tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý

Stress căng thẳng vì áp lực mùa thi kết hợp cùng việc mất ngủ và không biết chia sẻ cùng ai chính là nguyên nhân hàng đầu khiến các em dễ mắc các vấn đề tâm lý. Ví dụ như rối loạn lo âu, trầm cảm hay rối loạn cảm xúc. Các em luôn có những suy nghĩ tiêu cực, ám ảnh về việc học, sợ hãi cả khi đến trường và ở nhà.

Đã có không ít những học sinh bỗng đột nhiên nổi loạn bởi áp lực học nhưng lại không được cha mẹ thấu hiểu, quan tâm mà luôn áp đặt các em theo mong muốn của mình. Đây là thực trạng xuất hiện rất nhiều hiện nay và vẫn không ngừng tăng lên mỗi ngày.

Bố mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua áp lực mùa thi

Không gây áp lực cho con

Từ phân tích trên cho thấy áp lực lớn nhất lúc thi cử của trẻ là từ phía gia đình. Trước tiên, ba mẹ cần hiểu rằng điểm số không phải là tất cả, đồng thời cũng không đại diện cho thành công và tương lai của các em. Điểm cao có ý nghĩa về sự ghi nhận những cố gắng của các con và điểm thấp là yếu tố cho thấy học sinh cần có phương pháp học tập khác đi/nỗ lực nhiều hơn ở giai đoạn tiếp theo.

Vì thế, ba mẹ nên biết cách lắng nghe, khích lệ và động viên các em. Đặc biệt, tránh những lời chỉ trích, mắng nhiếc, chê bai hayhay so sánh con mình với “con nhà người ta”, kỳ vọng vào kết quả vượt quá năng lực thực của con. Trước khi thi, hãy hỗ trợ tâm lý bằng việc tạo cho con cảm giác an tâm, tinh thần thoải mái. Nếu con đạt kết quả tốt trong kỳ thi, ba mẹ nên có những phần thưởng khen ngợi, khích lệ để con có thêm động lực và đạt kết quả tốt hơn trong tương lai. Như vậy con sẽ có động lực để tiếp tục cố gắng trong các kỳ thi sau. Ngược lại, khi con không đạt kết quả tốt, hãy bình tĩnh, động viên con và không nên mắng mỏ. Lúc này con cần sự chia 

logo-DSC00672-Enhanced
Ba mẹ hãy lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của con

Luôn quan tâm đến con

Ba mẹ cần gần gũi với con, hãy là một người bạn tâm sự của con, chia sẻ những kinh nghiệm học tập giúp con mình có phương pháp học tốt, đạt hiệu quả cao. Đồng thời, ba mẹ có thể giúp con vững tin vào bản thân, nâng tầm cảm xúc tích cực trong học tập của con bằng cách đồng hành, lắng nghe niềm vui và khó khăn của con.

Khi thấy con em mình có những biểu hiện bất thường trong hành vi, lời nói, ba mẹ cần phải đưa ngay con mình đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được khám và tư vấn.

Khuyến khích con chơi thể thao và đảm bảo con ngủ đủ thời gian

Cho con chơi những môn thể thao mà con thích thì sẽ giúp con giải tỏa căng thẳng. Việc đảm bảo giấc ngủ đủ và ngon sẽ giúp con cải thiện trí óc và khả năng tập trung.

logo-DSC01879-Enhanced
Cho con tham gia các hoạt động giải trí để giải tỏa căng thẳng

Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cho con

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ cung cấp cho con nguồn năng lượng cần thiết trong suốt quá trình thi cử. Ba mẹ hãy khuyến khích con ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, món ăn nhiều protein, uống đủ nước… Những nguồn dinh dưỡng này khiến cơ thể trẻ khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần. 

Tại Hệ thống trường liên cấp Inspire – Khai Nguyên, Hội đồng chuyên môn tập trung hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ, thông qua việc áp dụng Giáo dục khai phóng, Trí thông minh đa diệnThang tư duy Bloom. Trong đó, các giáo viên coi trọng, ghi nhận năng lực và tài năng của học sinh bằng cách công nhận có nhiều loại hình thông minh khác nhau và mỗi học sinh đều thông minh và xứng đáng có tầm quan trọng như nhau (Gardner, 1993). Từ đó, Inspire – Khai Nguyên sẽ khơi gợi tiềm năng và tạo điều kiện học tập theo đúng khả năng của từng học sinh. Nhờ đó các em có thể khám phá và phát triển toàn diện nhất. Trong suốt quá trình học, các em luôn có thể nhận được sự hỗ trợ và đồng hành từ các chuyên viên tâm lý trực thuộc từng cơ sở thông qua các hoạt động giáo dục dự phòng, tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm,…

Bộ phận Tham vấn tâm lý đã tổ chức chuyên đề “Mùa thi hiệu quả” dành cho khối THCS – THPT và bài học kỹ năng sống “Chăm sóc sức khỏe mùa thi” dành cho học sinh khối tiểu học. Qua các bài học và chuyên đề, học sinh có thể nhận diện các cảm xúc của bản thân trong mùa thi và cập nhật các mẹo ứng phó với kỳ thi sao cho hiệu quả, giảm căng thẳng áp lực khi kỳ thi đến gần. Một số hình ảnh về chuyên đề: TẠI ĐÂY

~~~~~

 Tài liệu tham khảo:

Gardner, H., (1993), Multiple Intelligences: The Theory in Practice, A Reader, New York, Basic Books.

Thức, P. T. P., & Nga, B. T (2020). Giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc, giảm áp lực học tập cho học sinh tại khối Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm-Hà Nội.

———–
HỆ THỐNG TRƯỜNG LIÊN CẤP INSPIRE – KHAI NGUYÊN
👉 Để được tư vấn chi tiết về chương trình học, Quý phụ huynh vui lòng đặt lịch hẹn tại đây: bit.ly/ISPtuyensinh
🌐 Website: bit.ly/ISPWeb
📌 Zalo OA: bit.ly/zaloISP
☎ Hotline: 0888 500 488 (TP. HCM) – 0888 500 611 (Vũng Tàu)