Giáo dục STEAM và Montessori là 2 trong số những phương pháp giáo dục được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Vậy hai phương pháp này là gì, mang lại những lợi ích nào? Mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Tìm hiểu về giáo dục STEAM và Montessori: Nguồn gốc, ưu điểm và nguyên tắc áp dụng
Cả Montessori và STEAM đều là phương pháp giáo dục tiến bộ và đều được khuyến khích áp dụng càng sớm càng tốt cho sự phát triển của trẻ. Cả hai đều đề cao việc thực hành trong học tập. Nếu Montessori hướng đến dạy cho trẻ tính tự lập thì STEAM giúp trẻ trang bị các kỹ năng tư duy cần thiết như tư duy phản biện, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.
Khái niệm và nguồn gốc của hai phương pháp giáo dục STEAM và Montessori
So với giáo dục STEAM, Montessori có lâu đời hơn, và dù đã xuất hiện hàng thế kỷ nhưng nó vẫn chứng minh được tính hiệu quả của mình. Còn STEAM có thể được xem là thành tựu nổi bật của nền giáo dục hiện đại ngày nay.
Giáo dục STEAM là gì?
STEAM là viết tắt của tổ hợp 5 lĩnh vực: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Mathematics). Tiền thân của STEAM là STEM. Nó được giới thiệu vào năm 2001 bởi các nhà quản lý khoa học tại Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF). STEM ra đời với mục tiêu trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết học sinh trở thành lực lượng lao động chất lượng cao. “Mảnh ghép” nghệ thuật được thêm vào nhằm đưa sự sáng tạo và tư duy thiết kế vào các bộ môn kể trên, từ đó khắc phục được các hạn chế của STEM. Các tiết học theo định hướng STEAM thường chú trọng triển khai các hoạt động thực hành thí nghiệm, chế tạo, giúp học sinh có thể liên hệ kiến thức được học với đời sống thực tế, đồng thời ứng dụng được các hiểu biết khoa học này.
Phương pháp Montessori là gì?
Phương pháp Montessori được đặt theo tên của nhà sáng lập là tiến sĩ người Ý Maria Montessori. Phương pháp này được giới thiệu lần đầu tiên vào cuối thập niên 1800, tính đến nay đã là 2 thế kỷ. Ban đầu, phương pháp này được sử dụng nhằm giúp đỡ các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, để các em hòa nhập với môi trường và xã hội. Nhưng nhờ vào hiệu quả vượt bậc, Montessori mở rộng đối tượng áp dụng sang tất cả trẻ em.
Một số nội dung học tập điển hình của phương pháp này có thể kể đến như dạy trẻ tự chăm sóc bản thân và cả môi trường xung quanh; phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, phát triển tư duy và năng khiếu tự nhiên….
Phương pháp giáo dục STEAM và Montessori: Các lợi ích mang lại khi áp dụng
Ưu của phương pháp giáo dục STEAM
- Tính thực tiễn cao: Các hoạt động và dự án theo định hướng giáo dục STEAM giúp trẻ áp dụng tốt lý thuyết vào tình huống/vấn đề thực tế;
- Giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng tư duy: Tư duy phản biện, logic, sáng tạo và tư duy thiết kế (design thinking);
- Giúp trẻ trau dồi kỹ năng mềm cần thiết: Làm việc nhóm, quản lý thời gian, quản lý dự án, xử lý vấn đề;
- Tạo hứng khởi học tập;
- Tạo thói quen chủ động học tập và tìm hiểu.
Ưu điểm của phương pháp Montessori
- Giúp trẻ xây dựng khả năng tự lập, không phụ thuộc nhiều vào phụ huynh từ sớm;
- Rèn luyện khả năng tư duy và hành động độc lập;
- Giúp trẻ khai phá tiềm năng phát triển của trí não tại thời điểm lý tưởng nhất;
- Hình thành thói quen tự học, tự chăm sóc bản thân.
Nguyên tắc giảng dạy làm nên tính hiệu quả của giáo dục STEAM và Montessori
Không chỉ giáo dục STEAM hay Montessori, mà bất kỳ phương pháp giáo dục nào cũng đòi hỏi người dạy học phải hiểu rõ và áp dụng đúng các nguyên tắc.
Nguyên tắc giảng dạy của Giáo dục STEAM
Để tiếp cận STEAM một cách hiệu quả, chúng ta cần đảm bảo 4 yếu tố then chốt sau:
1. Hướng đến mục tiêu “học để áp dụng”
Từ trước đến nay, có khá ít học sinh không biết được liệu những gì các em đang học ở trường sẽ áp dụng được vào các tình huống thực tế như thế nào. Mục tiêu của STEAM là khắc phục vấn đề này bằng việc đề cao hoạt động thực hành học hỏi từ kết quả của các dự án.
2. Lấy học sinh làm trọng tâm
Lấy học sinh làm trung tâm ở đây chỉ việc cho phép các em:
- Lựa chọn dự án để tham gia;
- Tự học hỏi kinh nghiệm từ các sai lầm;
- Lắng nghe góp ý;
- Thừa nhận các quan điểm khác nhau;
- Cộng tác cùng phát triển;
- Phát triển tư duy;
- Tập trung nhiều hơn về quá trình thay vì điểm số.
3. Vai trò dẫn dắt của giáo viên
Định hướng giáo dục STEAM đề cao việc để học sinh tự tìm tòi và học hỏi. Quá trình này đòi hỏi sự hướng dẫn và đồng hành của giáo viên, nhằm hỗ trợ và giữ cho các em đi đúng hướng.
4. Sự đa dạng trong chủ đề
Các chủ đề học tập càng đa dạng, phong phú và tiệm cận với đời sống thì càng có ích cho học sinh. Qua đó, càng cho thấy được tầm quan trọng của giáo viên trong việc thiết kế bài giảng và sưu tầm chất liệu dạy học.
Hệ thống trường liên cấp Inspire-Khai Nguyên đã áp dụng STEAM vào các hoạt động dạy và học như thế nào?
Tại Inspire-Khai Nguyên, mục tiêu của chương trình thí nghiệm sáng chế STEAM là nhằm mang lại học sinh niềm yêu thích đối với khoa học, thông qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động thí nghiệm mô phỏng, sáng chế theo chủ đề. Học sinh sẽ có thể kết nối hiểu biết khoa học với những hiện tượng trong đời sống hàng ngày, khiến kiến thức trở nên gần gũi và dễ nhớ.
Ngay từ giai đoạn Mầm non, con đã được sử dụng tiếng Anh vào các hoạt động thí nghiệm, sáng chế, mỹ thuật, nấu ăn, tham gia minishow để khám phá các kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo và các kĩ năng trong nhóm 4Cs như giao tiếp, hợp tác, tư duy phản biện.
Lên đến Tiểu học, giờ học STEAM được tiếp cận gần hơn đến học sinh thông qua thực hành các thí nghiệm khoa học, chế tạo sản phẩm một cách dễ hiểu và chân thực nhất.
Ở cấp THCS-THPT, học sinh sẽ được thực hiện nhiều dự án nghiên cứu khoa học một cách bài bản, từ việc quan sát hiện tượng, xác định vấn đề, nêu giả thuyết đến tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng, cuối cùng là trình bày báo cáo khoa học bằng văn bản và thuyết trình.
Nguyên tắc của Phương pháp Montessori
Nguyên lý cơ bản của Montessori gói gọn trong nhận định sau: “Học tập là nhu cầu tự nhiên và tự phát ở trẻ”. Ngoài ra, việc áp dụng còn đòi hỏi các nguyên tắc cụ thể như sau:
1. Sự tôn trọng dành cho trẻ
Trẻ có quyền được tự do lựa chọn và phát triển các kỹ năng, cũng như các năng khiếu tiềm ẩn. Điều này có nét tương đồng với việc lấy học sinh làm trung tâm của giáo dục STEAM.
2. Phương pháp riêng cho thời kỳ nhạy cảm của trẻ
Trong một giai đoạn nhất định, trẻ sẽ có các thay đổi rõ rệt trong nhận thức và hành vi, được gọi là giai đoạn nhạy cảm. Lúc này, giáo viên sẽ để trẻ tự mình học hỏi với giáo cụ, không can thiệp mà chỉ quan sát từ xa. Trẻ sẽ có không gian riêng để học mà chơi theo sở thích cá nhân một cách thoải mái.
3. Trí tuệ thẩm thấu
6 năm đầu đời là giai đoạn “vàng” trong việc thực hiện phương pháp Montessori. Vì tiến sĩ Maria cho rằng, đây là khoảng thời gian của “trí tuệ thẩm thấu” – chỉ việc trí não trẻ sẵn sàng tiếp thu mọi kiến thức nhanh chóng và ghi nhớ dễ dàng.
4. Hỗn hợp độ tuổi
Các lớp học theo định hướng Montessori thường có sự tham gia của trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Điều này nhằm kích thích vai trò lãnh đạo của các cháu lớn và khả năng học hỏi của các cháu nhỏ thông qua việc “sao chép” hành động.
Montessori đang được áp dụng trong giảng dạy tại Hệ thống Trường Mầm non Sunrise Montessori Kindergarten (SMK)
Ở Mầm non SMK trực thuộc Hệ thống trường liên cấp Inspire-Khai Nguyên, Montessori là một trong những phương pháp giảng dạy chính của trường, chú trọng khai thác tiềm năng bên trong mỗi đứa trẻ mà không có sự áp đặt, định hướng quá nhiều. Nhà Trường tôn trọng các đặc điểm tính cách của mỗi bé và tạo điều kiện cho các bé được phát huy năng lực riêng của mình. Tại đây, trẻ được phát triển đa giác quan với các giáo cụ được thiết kế riêng để phục vụ cho phương pháp Montessori. Trẻ còn được học cách hợp tác và thỏa hiệp, cũng như chủ động khám phá môi trường xung quanh.
Bên trên là các nội dung cần biết về hai phương pháp giáo dục STEAM và Montessori, cũng như cách mà 2 phương pháp này được áp dụng cho các cấp học khác nhau tại Inspire-Khai Nguyên. Chúng tôi hy vọng các thông tin trên sẽ giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về hai phương pháp.
Đọc thêm: Chương trình mầm non