Việc chuẩn bị cho bé vào lớp 1 vừa là niềm vui vừa khiến nhiều phụ huynh phải lo lắng nên chuẩn bị thế nào cho tốt. Vào lớp 1 cũng đồng nghĩa với việc con phải bước vào môi trường học tập hoàn toàn mới, vì thế chắc hẳn con sẽ có những bỡ ngỡ với môi trường mới mẻ này. Để giúp các con có một khởi đầu tốt, ba mẹ cần tránh những sai lầm sau.
Hành trang “tâm lý” chuẩn bị cho bé vào lớp 1
Làm thế nào để chuẩn bị cho bé vào lớp 1 một cách chu toàn về cả vật chất lẫn tinh thần? Việc giáo dục trẻ em, trường học đóng vai trò rất quan trọng, nhưng sau giờ học trở về với gia đình, ba mẹ sẽ là người gần gũi và là tấm gương cho con noi theo. Đặc biệt là quá trình hình thành nhận thức và thói quen của con. Các bậc ba mẹ cần lưu ý 5 sai lầm cần tránh trong cách nuôi dạy con ở giai đoạn quan trọng này.
1. Không chuẩn bị cho bé vào lớp 1 một tinh thần sẵn sàng về môi trường học mới:
Sai lầm đầu tiên là không chuẩn bị cho bé vào lớp 1 một tinh thần sẵn sàng về môi trường học tập mới. Giai đoạn từ mầm non vào lớp 1, con có thể ngỡ ngàng khi bước vào môi trường giáo dục hoàn toàn khác. Thật sai lầm nếu ba mẹ không chuẩn bị tâm lý trước cho bé mà đưa con vào học đột ngột. Điều này sẽ dễ dẫn đến hiện tượng bé bị hụt hẫng và cảm thấy sợ hãi.
Vậy nên, nhiệm vụ quan trọng nhất của phụ huynh trong giai đoạn này là làm “công tác tư tưởng” cho con để giúp con cảm thấy hào hứng với việc đi học. Cụ thể hơn, ba mẹ có thể kể cho con nghe về việc đến trường được vui chơi cùng nhiều bạn bè, được cô giáo yêu thương, chăm sóc, giảng dạy những điều mới mà con sẽ rất muốn biết,…Ba mẹ cũng có thể dẫn bé đi mua sách vở, đồ dùng học tập mới tạo động lực cho bé đến trường.
2. Ba mẹ không tham gia chuẩn bị cho bé vào lớp 1 mà tất cả đều phó thác cho nhà trường:
Thay vì chuẩn bị cho bé vào lớp 1 khi ở nhà, một số phụ huynh do bận rộn với công việc mà phó thác việc đi học của bé cho nhà trường. Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, tuy nhiên, ở cấp Tiểu học, việc giáo dục các con toàn diện nên có sự góp sức của cả nhà trường và gia đình. Bởi vì sau giờ học, bé sẽ trở về mái ấm gia đình, nơi có ba mẹ là người gần gũi với bé nhất.
Hơn thế nữa, ba mẹ chính là những tấm gương cho con noi theo, là người ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, thái độ, tư duy của con đối với mọi thứ bên ngoài. Vì vậy có thể nói, ba mẹ chính là những người thầy/ cô đầu tiên của con từ lúc mới chào đời. Để giúp con cảm thấy yêu thích, khám phá cuộc sống xung quanh thì ba mẹ có thể tự tạo những tình huống thực tế, thông qua đó nhằm khơi gợi tinh thần học hỏi cho con. Đồng thời, ba mẹ cũng nên chia sẻ kinh nghiệm cũng như phân tích “đúng sai” trong từng trường hợp cho con hiểu.
3. Ba mẹ vô tình tạo cảm giác đi học là một nghĩa vụ bắt buộc với con:
Có rất nhiều bé thường tỏ ra không thích việc đi học, thậm chí là quậy phá khi đến lớp hoặc tìm muôn vàn lý do để không phải đi học. Đây chính là dấu hiệu bé đang nghĩ việc đi học là một nghĩa vụ phải làm, chứ không phải vì yêu thích mà tự giác đi học.
Tại sao lại bé lại có tâm lý như vậy? Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thông thường, bé sẽ cho rằng chỉ cần học ở nhà là đủ với bé rồi. Lúc này, tiềm thức bé không cảm thấy hứng thú với việc đến trường lớp sinh hoạt và học tập. Tuy nhiên, trẻ nhỏ ở những năm tháng đầu đời luôn hiếu kỳ và thắc mắc mọi thứ xung quanh mình. Vì thế trong trường hợp này, ba mẹ có thể dành thời gian tạo ra nhiều hoạt động kích thích trí tò mò cho bé, nhưng ba mẹ sẽ không giải đáp mà hướng về việc thầy cô sẽ là người giải đáp những thắc mắc này. Từ đó, tạo tâm lý cho bé ham muốn đến trường lớp để được lý giải những băn khoăn.
4. Ba mẹ không chuẩn bị cho bé vào lớp 1 mà để bé tự “bơi”, tự thích nghi với môi trường mới:
Một trong những sai lầm mà phụ huynh mắc phải khi chuẩn bị cho bé vào lớp 1 là để bé tự “bơi”, tự thích nghi với môi trường học tập hoàn toàn khác với chương trình Mầm non. Ở môi trường mẫu giáo, thời khoá biểu và các hoạt động được sắp xếp phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ, chương trình học chú trọng vào những kiến thức và kỹ năng sống cơ bản nhất. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn lớp 1, đây là nơi mà bé được các thầy cô giáo sắp xếp tiết học có giờ giấc cụ thể, bé phải học chữ cái, thực hiện những phép tính toán,…
Từ những khác biệt lớn về môi trường lẫn cách học, nhiều bé cảm thấy chán nản, thậm chí là ghét đến trường lớp. Vậy nên, cách để khắc phục tình trạng này là trước khi bé chính thức vào lớp 1, ba mẹ có thể luyện tập cho bé sự tập trung. Cụ thế như giúp bé phân chia thời gian ăn, ngủ, học, chơi trong những khoản thời gian cố định để tạo thói quen về kỷ luật.
5. Quá trình chuẩn bị cho bé vào lớp 1 thiếu đi sự khuyến khích của gia đình:
Sai lầm thứ 5 mà đa số phụ huynh mắc phải khi chuẩn bị cho bé vào lớp 1 là bé không nhận được sự khuyến khích từ người lớn. Thời gian ban đầu, nhiều bé chưa thích nghi với các môn học của trường và cách học mới mẻ. Thay vì quát mắng con quá nhiều làm con cảm thấy sợ hãi, thậm chí tự ti vì nghĩ “mình không bằng bạn bè”, ba mẹ nên thông cảm cho sự thay đổi lớn này và đồng hàng cùng con vượt qua khó khăn. Ba mẹ có thể treo giải thưởng cho con để tạo động lực học tập như: được mua thứ con thích, được đi chơi công viên,… mỗi khi con đạt điểm tốt.
Thêm vào đó, đừng chỉ hỏi han về việc học và điểm số của con, mà hãy quan tâm con có vui khi đi học không, có điều gì khiến con phiền lòng,… Như vậy bé sẽ cảm nhận được sự quan tâm của ba mẹ, từ đó dễ cởi mở và dễ chia sẻ hơn. Chắc chắn, việc hiểu nhau giữa ba mẹ và con cái sẽ giúp phụ huynh dễ dàng trong cách nuôi dạy con mình hơn.
Trên đây là top 5 sai lầm thường mắc phải của phụ huynh khi chuẩn bị cho bé vào lớp 1 và hướng giải quyết. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích quý phụ huynh trong cách nuôi dưỡng con trẻ. Chân thành cảm ơn quý phụ huynh đã quan tâm và theo dõi.
Hệ thống trường liên cấp Inspire – Khai Nguyên tổ chức Khóa học tiền Tiểu học dành cho các bé đang chuẩn bị vào lớp 1. Khi tham gia lớp học, các con sẽ được:
- Chuẩn bị tâm lý: Rèn luyện kỹ năng, tâm lý cần thiết để trẻ tự tin hòa nhập tốt
- Ngoại khóa: Tham gia hoạt động dã ngoại và cắm trại
- Chuẩn bị kiến thức: Chuẩn bị kiến thức tiếng Việt – Toán, kỹ năng thực hành cơ bản cần thiết khi bắt đầu vào lớp 1
- Thiết lập nền tảng: Đặt nền tảng phát triển tư duy 4Cs, rèn luyện tâm trí và các thói quen như văn hóa đọc sách
Đọc thêm: Chương trình Tiền tiểu học tại Inspire – Khai Nguyên