Khám phá phương pháp giảng dạy Montessori cho bậc học Mầm non

Montessori là phương pháp giảng dạy được nhắc đến khá nhiều trong giáo dục mầm non. Những năm gần đây, phương pháp này ngày càng được áp dụng rộng tãi tại các trường mầm non Việt Nam. Nhiều phụ huynh cũng quan tâm và mong muốn lựa chọn môi trường học tập ứng dụng Montessori phù hợp cho con. Chúng ta sẽ phác họa bức tranh tổng thể về cách thức giáo dục trẻ mầm non theo phương pháp này để Quý phụ huynh cùng tham khảo. 

Phương pháp giảng dạy Montessori: Lịch sử hình thành, tính hiệu quả và quá trình áp dụng 

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch sử ra đời phương pháp Montessori và các nguyên tắc cơ bản của phương pháp này. Tiếp đến là những lợi ích mà Montessori mang lại cho trẻ ở những năm đầu đời. Cuối cùng, bài viết sẽ điểm qua việc áp dụng Montessori trên thế giới và tại Việt Nam. 

Lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp giảng dạy Montessori

Phương pháp giảng dạy Montessori được đặt theo tên của người sáng lập là nhà giáo dục Maria Montessori (1870 – 1952), sinh ra tại thành phố Chiaravalle, Ý. Bà bắt đầu triển khai ý tưởng từ năm 1897, sau khi trở về từ khóa học giáo dục tại Đại học Rome. Bà khai giảng lớp học đầu tiên của mình vào năm 1907 tại thủ phủ Rome của Ý, tên gọi là Casa dei Bambini, hay còn lại là Children’s House. 

Ngay từ thời điểm ban đầu, bà Maria đã tiến hành phương pháp của mình dựa trên các quan sát về trải nghiệm của trẻ nhỏ với môi trường sống xung quanh, với các bài học và giáo cụ được thiết kế chuyên biệt. Bà thường tự hào gọi công việc của mình là “giáo dục mang tính khoa học”. Phương pháp này đã gặt hái được thành công vang dội tại quê nhà và nhanh chóng trở nên phổ biến tại Mỹ từ năm 1911.  

Phương pháp Montessori dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản bao gồm:

1. Môi trường học tập và phát triển

Một lớp học thiết kế theo phương pháp giảng dạy Montessori tựa như một thế giới thu nhỏ dành cho trẻ. Với tất cả đồ dùng, bàn ghế,… vừa kích cỡ và nằm trong tầm với của trẻ, để trẻ có thể tự do khám phá mọi thứ bằng tất cả giác quan. Một lớp học Montessori sẽ bao gồm các độ tuổi khác nhau nhưng không chênh lệch quá nhiều, để các bé có thể học hỏi từ các bạn lớn tuổi hơn. 

nguyen tac phuong phap giang day montessori

2. Sự tự lập 

Nhà sáng lập phương pháp Montessori cho rằng trẻ em cần được tự lập từ sớm. Giáo viên sẽ khuyến khích trẻ tự thực hiện mọi thứ từ những việc nhỏ nhất, như bày bàn ăn, ăn cơm, tự dọn dẹp đồ chơi,… Ngoài ra, trẻ còn có cơ hội thực hiện các dự án nhỏ một mình, với sự quan sát từ xa của giáo viên. Các bé sẽ được tự do chọn lựa hoạt động, dụng cụ và quyết định thời gian hoàn thành. Giáo viên chỉ giúp đỡ trẻ khi thật sự cần thiết.

3. Quan sát học sinh

Giáo viên không chỉ quan sát để xem khi nào học sinh cần sự hỗ trợ mà còn ghi nhận các đặc điểm tự học ở trẻ, từ đó tìm ra đâu là các điểm mạnh và các điểm còn hạn chế, nhu cầu học hỏi của trẻ là gì để kịp thời đáp ứng.

4. Giáo cụ chuyên biệt

Bộ giáo cụ Montessori gồm 134 trò chơi khác nhau nhằm phát triển tốt cả 5 giác quan, nâng cao kỹ năng sống, ngôn ngữ, toán học, địa lý văn hóa. Giáo viên sẽ được hướng dẫn bài bản để hiểu ý nghĩa của từng trò chơi và cách truyền đạt lại cho trẻ. Trong giờ học, trẻ sẽ tự chọn trò chơi cho mình và học hỏi từ trò chơi đó. 

Phương pháp Montessori mang lại những hiệu quả gì cho sự phát triển của trẻ?

Phương pháp giảng dạy Montessori hướng đến sự phát triển về mọi mặt cho trẻ từ nhận thức đến hành động. Nhờ có phương pháp này, trẻ có thể hình thành tính tự lập từ sớm. Các bé có thể tự mình chăm sóc bản thân như vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, ăn uống; tự dọn dẹp sau khi học, chơi mà không cần sự nhắc nhở hay hỗ trợ từ người lớn. Trẻ cũng được tạo điều kiện để tự do học hỏi và trải nghiệm mọi thứ xung quanh bằng cả 5 giác quan. 

Song song với đó, trẻ còn được học hỏi nhiều nội dung kiến thức bổ ích, bao gồm:

  • Ngôn ngữ: Cách bày tỏ bản thân cũng như suy nghĩ cá nhân bằng lời nói, nhận biết chữ cái;
  • Toán học: Học cách nhận biết chữ số, cách đếm số đơn giản, nhận biết các hình học cơ bản;
  • Đa dạng chủ đề văn hóa: Tìm hiểu về các quốc gia trên thế giới, tìm hiểu lịch sử, khoa học, âm nhạc, động vật.

hinh 2 loi ich phuong phap giang day montessori

Ngoài ra, Montessori chú trọng vào việc phát huy tiềm năng sẵn có bên trong mỗi đứa trẻ, không áp đặt trẻ theo bất kỳ khuôn khổ nào, mà chỉ đưa ra các gợi ý để trẻ tự do lựa chọn và hỗ trợ khi trẻ cần. Trong quá trình tự mày mò, khám phá, trẻ sẽ phát huy được năng lực sáng tạo và khả năng quan sát, phân tích tình huống tốt. Phương pháp này cũng dạy cho trẻ tính kỷ luật tự giác, giữ cho khu vực học tập, vui chơi luôn gọn gàng, trật tự. 

Việc ứng dụng phương pháp dạy học Montessori trên thế giới và tại Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, phương pháp giảng dạy Montessori không chỉ có ảnh hưởng mạnh mẽ tại Ý mà còn lan rộng ra khắp Châu Âu, sau đó đến các cường quốc như Mỹ, đến nay đã là được một phương pháp được công nhận trên toàn cầu. Các quốc gia áp dụng rộng rãi Montessori có thể kể đến như Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, New Zealand, Canada, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc và cả Việt Nam. Có hơn 20.000 trường học Montessori trên khắp thế giới. Các tổ chức hàng đầu về giáo dục Montessori hiện nay gồm có Hiệp hội Montessori Hoa Kỳ (AMS) và Hiệp hội Montessori Quốc tế (AMI). 

Trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, Montessori đang trở nên ngày một phổ biến hơn, được nhiều trường mầm non đưa vào chương trình giảng dạy chính. Việc ứng dụng Montessori không hề dễ dàng ở thời điểm ban đầu, vì nó đòi hỏi diện tích lớp học rộng rãi và có đầy đủ cơ sở vật chất, giáo cụ được thiết kế riêng. Giáo viên trực tiếp phụ trách việc dạy trẻ theo định hướng này cũng cần có chuyên môn cao và được đào tạo bài bản. Một trong số những trường Mầm non áp dụng thành công phương pháp Montessori là Mầm non Sunrise Montessori Kindergarten (SMK), trực thuộc hệ thống Trường Khai Nguyên. Trường thực hiện đúng các tinh thần của phương pháp Montessori, bao gồm:

  • Tôn trọng sự khác biệt của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ phát huy tiềm năng riêng của mình;
  • Giúp trẻ phát triển đa giác quan và cả kỹ năng vận động thông qua việc học tập cùng giáo cụ;
  • Trẻ được dạy cách hợp tác và thỏa hiệp trong các tình huống cụ thể;
  • Trẻ được khuyến khích tương tác chủ động với môi trường xung quanh.

Để tìm hiểu rõ hơn về Montessori, cũng như các chương trình khác tại Mầm non Sunrise Montessori Kindergarten (SMK), mời quý phụ huynh xem TẠI ĐÂY.

hinh 3 phuong phap giang day montessori tai mam non smk

Nhìn chung, Montessori là phương pháp giảng dạy có từ lâu đời nhưng vẫn thể hiện được tính khoa học và hiệu quả vượt thời gian. Việc áp dụng cách dạy học này sẽ giúp trẻ Mầm non phát huy được năng lực cá nhân và sớm hình thành khả năng tự học từ những năm đầu đời. Hy vọng bài viết trên là giúp quý phụ huynh hiểu hơn về cách thức nuôi dạy trẻ này. 

>> Xem thêm chương trình Mầm non của Hệ thống trường liên cấp Inspire-Khai Nguyên: TẠI ĐÂY

———-
HỆ THỐNG TRƯỜNG LIÊN CẤP INSPIRE – KHAI NGUYÊN
Để được tư vấn chi tiết về chương trình học, Quý phụ huynh vui lòng đặt lịch hẹn: TẠI ĐÂY
Hotline: 0888 500 488 (TP. HCM) – 0888 500 611 (Vũng Tàu)