Đâu là điểm nổi bật về phương pháp giảng dạy tại trường Inspire-Khai Nguyên

Phương pháp giảng dạy tại Hệ thống trường liên cấp Inspire – Khai Nguyên được thiết kế dựa trên ý tưởng chủ đạo là nền khoa học toàn cầu, trong đó học sinh không phải chỉ học kiến thức thuần túy, mà còn học “cách học, cách nghĩ, cách sống” để từ đó trở thành một công dân toàn cầu, thích ứng được với sự biến đổi đa dạng của cuộc sống.

4 phương pháp giảng dạy đang áp dụng tại Hệ thống trường liên cấp Inspire-Khai Nguyên là gì?

Hệ thống trường liên cấp Inspire – Khai Nguyên hiện đang áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại, chú trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ ở nhiều góc độ khác nhau. 4 phương pháp chính yếu được triển khai tại trường bao gồm: Học tập cộng tác, học tập trải nghiệm, học tập theo định hướng STEAM, học theo nghiên cứu bài học.

Phương pháp giảng dạy 1: Học tập theo tinh thần cộng tác và xây dựng tinh thần làm việc nhóm

Phương pháp giảng dạy học tập cộng tác được triển khai cho cả 4 cấp: mầm non, tiểu học, THCS và THPT.

phương pháp giảng dạy tại isp schools
Phương pháp giảng dạy học tập cộng tác

Cách dạy theo phương pháp học tập cộng tác mang tính tập thể, học sinh làm việc theo nhóm cùng nhau. Đối với phương pháp này, học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ, chịu trách nhiệm cùng một mục tiêu.

Trong quá trình học tập, các thành viên trong nhóm sẽ tương tác với nhau để hỗ trợ cho việc học tập tốt hơn. Mỗi nhóm sẽ có từ 2 học sinh trở lên, số lượng học sinh tùy theo từng hoạt động. Hiện tại, phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều cấp học, đặc biệt tại trường Tiểu học tư thục Inspire – Khai Nguyên tại TPHCM vì có tính thực tiễn cao, tăng sự đoàn kết giữa các bé và khắc phục được sự hạn chế của cách dạy học thụ động một chiều (chỉ đưa kiến thức từ giáo viên và tiếp nhận nội dung từ học sinh).

Phương pháp giảng dạy 2: “Học tập trải nghiệm”, tiếp thu kiến thức từ hoạt động thực tế

Phương pháp giảng dạy “học tập trải nghiệm” là phương thức học chú trọng thực hành, đòi hỏi người học luôn tích cực, chủ động trong mọi hoạt động. Điều này rất quan trọng trong cách tổ chức dạy và hình thành thói quen chủ động cho con trẻ. Trong quá trình này, nội dung, ý tưởng hay khái niệm được học có sự liên quan mật thiết đến học sinh.

Phương pháp giảng dạy học tập trải nghiệm
Phương pháp giảng dạy học tập trải nghiệm

Trong quá trình trải nghiệm, học sinh sẽ là chủ thể của hoạt động. Thông qua đó, học sinh sẽ có nhu cầu, hứng thú, và tò mò với trải nghiệm. Chính những hứng thú, tò mò này sẽ trở thành động lực thúc đẩy để trẻ tham gia và tự mình tìm hiểu thế giới xung quanh. Vai trò của giáo viên sẽ là người dẫn dắt, hướng trẻ vào môi trường, đồng thời cũng là người quan sát, giúp đỡ, kiểm tra, hướng dẫn và hệ thống lại những kiến thức mà trẻ đã thu được qua những hoạt động.

Phương pháp giảng dạy “học tập trải nghiệm” này giúp học sinh được sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi,…), đồng thời tăng khả năng ghi nhớ những điều đã học lâu hơn. Vì tính chủ động trong phương pháp này mà học sinh có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp trong quá trình học, trẻ sẽ phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.

Phương pháp giảng dạy 3: Theo định hướng giáo dục STEAM (Kết hợp: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán và Nghệ thuật)

Phương pháp giảng dạy “theo định hướng STEAM” gồm 2 thành tố kết hợp là STEMArt (Nghệ thuật sáng tạo). Trong đó, yếu tố STEM là tích hợp các yếu tố về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Sự tích hợp này không chỉ giúp trẻ hiểu biết về căn bản của môn học, mà còn giúp khoảng cách giữa kiến thức hàn lâm và thực tế rút ngắn đi, tạo nên giá trị thực tiễn cho những kiến thức khô khan, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu, vận dụng và tạo ra những sáng kiến có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, phương pháp dạy theo định hướng STEAM còn tạo cho trẻ cơ hội trải nghiệm, khám phá và tìm tòi điểm mới, từ đó kích thích tối đa tiềm năng, khả năng tư duy sáng tạo, và kĩ năng giải quyết các vấn đề. Hơn nữa, phương pháp này còn khơi gợi niềm yêu thích của trẻ ở các môn học Khoa học và Công nghệ, làm tiền đề thuận lợi cho các bậc học sau.

Phương pháp giảng dạy định hướng giáo dục STEAM
Phương pháp giảng dạy định hướng giáo dục STEAM

 

Phương pháp giảng dạy 4: Theo hướng nghiên cứu bài học – tạo tính chủ động trong học tập

Phương pháp giảng dạy “theo nghiên cứu bài học” thể hiện mối gắn kết chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh trong suốt quá trình giảng dạy. Cụ thể, giáo viên sẽ cùng học sinh thiết kế kế hoạch bài học, dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ trên chính các tiết học (tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh). Song song đó, học sinh đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập,… có ảnh hưởng đến việc học của các em như thế nào. Trên cơ sở đó, bằng phương pháp “theo nghiên cứu bài học” này, bản thân giáo viên cũng được chia sẻ, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung.

Phương pháp này sẽ đảm bảo quá trình học tập của từng học sinh nhưng đồng thời cũng đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn giảng dạy của từng giáo viên. Qua quá trình này Nhà trường cũng được đổi mới bằng những góp ý cải tiến của học sinh. Hiệu quả cộng hưởng là mỗi học sinh đều “được học” và “học được” kiến thức.

Tất cả những phương pháp giảng dạy được áp dụng tại Hệ thống trường liên cấp Inspire-Khai Nguyên đều phát huy tinh thần của triết lý giáo dục: “Giáo dục không phải là dạy cho học sinh một nghề nào đó, mà là để phát triển bản thân học sinh, giúp học sinh có đủ phẩm chất, trí tuệ, sức khoẻ để sống một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa”.

Tìm hiểu thêm: Chương trình học tại Inspire – Khai Nguyên

———-
HỆ THỐNG TRƯỜNG LIÊN CẤP INSPIRE – KHAI NGUYÊN
Để được tư vấn chi tiết về chương trình học, Quý phụ huynh vui lòng đặt lịch hẹn: TẠI ĐÂY
Hotline: 0888 500 488 (TP. HCM) – 0888 500 611 (Vũng Tàu)