“Giải mã” sức mạnh của 5Cs: Bộ năng lực cốt lõi cho tương lai

Trong thế giới ngày nay, sự cần thiết của bộ năng lực 5Cs đối với thế hệ trẻ đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi sự cạnh tranh trong lĩnh vực nghề nghiệp ngày càng khốc liệt và đầy thách thức. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng Hệ thống trường Inspire-Khai Nguyên tìm hiểu về bộ năng lực 5Cs và vì sao việc sở hữu những năng lực này không chỉ giúp cho học sinh có lợi thế cạnh tranh mà còn là nền tảng cho sự thành công và phát triển trong thế kỷ 21.

5Cs là gì?

5Cs là “chiếc hộ chiếu” cho tương lai, và là viết tắt từ 5 chữ cái đầu (chữ “C”) tiếng Anh của 5 năng lực cốt lõi  cho công dân thế kỷ 21, gồm: 

  • Năng lực giao tiếp (Communication): biết cách trình bày một cách hiệu quả, kết nối tốt với mọi người và để lại ấn tượng bản thân.
  • Năng lực hợp tác – (Collaboration): có khả năng làm việc trôi chảy với người khác, giao tiếp hiệu quả và tôn trọng sự khác biệt quan điểm.
  • Tư duy phản biện (Critical Thinking): thường xuyên xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh, nghiên cứu và khuyến khích phân tích sâu về suy nghĩ.
  • Tư duy máy tính – (Computational Thinking): kỹ năng cho phép giải mã thế giới một cách logic, được thúc đẩy bởi sức mạnh của công nghệ máy tính.
  • Năng lực sáng tạo – (Creativity): khám phá và phát huy sức sáng tạo bên trong, thấu hiểu kiến thức và tự tin đối mặt với các thách thức.
Bộ năng lực 5Cs cần được rèn luyện từ nhỏ

Vai trò của 5Cs

Năng lực giao tiếp (Communication)

Giao tiếp chính là nền tảng trong bộ năng lực 5Cs nói riêng và nền tảng cho việc phát triển mọi kỹ năng khác nói chung. Chúng không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là “công thức bí mật” giúp cho mọi dự án trở nên hiệu quả hơn. Dù ở trong hoàn cảnh nào hay mục đích gì, thì chúng ta luôn luôn cần đến kỹ năng giao tiếp. Nhờ kỹ năng giao tiếp, con người truyền đạt và trình bày một cách hiệu quả, chính xác hơn. Hiệu quả công việc cũng từ đó mà tăng lên đáng kể khi bạn có kỹ năng giao tiếp tốt.

Tại Inspire – Khai Nguyên, học sinh được khuyến khích tương tác trong quá trình học với bạn bè và giáo viên, trao đổi – làm bài tập nhóm, thuyết trình, trình bày, chia sẻ ý kiến hoặc quan điểm cá nhân, dưới sự hướng dẫn của giáo viên; từ đó hình thành nên phản xạ tự nhiên giao tiếp, giúp các em dần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả về sau. 

Giao tiếp vô cùng quan trọng trong bộ kỹ năng 5Cs

Năng lực  hợp tác (Collaboration)

Hợp tác không chỉ đơn thuần là mỗi người làm việc tốt với những người khác mà còn là kỹ năng phát triển trong môi trường tập thể. Năng lực hợp tác giúp học sinh làm việc, kết nối với học sinh khác hay với giáo viên một cách hiệu quả để hoàn thành những mục tiêu chung. Nó bao gồm giao tiếp rõ ràng, biết lắng nghe một cách tích cực, có trách nhiệm & tôn trọng sự khác biệt của người khác. 

Hợp tác đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó giúp quá trình làm việc của tập thể diễn ra hiệu quả hơn, góp phần tạo nên các giá trị, thành tựu cho cả bản thân và tập thể, giúp chính chúng ta có cơ hội được học hỏi thêm kiến thức, đồng thời hoàn thiện bản thân hơn.

Học sinh tại Inspire-Khai Nguyên được dạy về  năng lực hợp tác thông qua các bài tập nhóm, các dự án – nơi các em được làm việc cùng với nhau để cùng hoàn thành bài tập theo yêu cầu của giáo viên. Khi đó, các em sẽ được trải nghiệm, được hướng dẫn làm sao làm việc cùng với các học sinh khác một cách hiệu quả, tích cực và đoàn kết nhất. Từ đó, giúp các em hình thành nên kỹ năng hợp tác vững chắc, giúp ích rất nhiều cho quá trình làm việc về sau.

Học sinh Inspire – Khai Nguyên được trang bị năng lực hợp tác thông qua các hoạt động học tập

Tư duy phản biện (Critical Thinking)

Tư duy phản biện chính là khả năng nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh, nhằm đánh giá một cách đúng đắn nhất về tính chính xác của một vấn đề. Tư duy phản biện là luôn đặt ra các câu hỏi “Tại sao?, Làm sao?, Như thế nào?, Là ai?, Làm thế nào?” trước những vấn đề mà bản thân tiếp nhận.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, tư duy phản biện trong bộ kỹ năng 5Cs là một loại kỹ năng, năng lực vô cùng thiết thực trong cuộc sống. Nó kích thích con người nhìn nhận và phân tích một vấn đề theo cách kỹ càng hơn. Từ đó giúp xây dựng được những hiểu biết sâu sắc về vấn đề một cách hoàn toàn chủ động. Điều này được thực hiện dựa vào việc tự phân tích và tư duy. 

Khi chúng ta suy nghĩ và đánh giá các mặt của một vấn đề, và luôn đặt câu hỏi sẽ giúp hạn chế được tối đa sự cực đoan trong suy nghĩ, hạn chế được “sức ỳ” của não bộ, tránh sự thụ động trong quá trình tiếp thu cái mới. Thông qua quá trình này, hiệu quả công việc và học tập được nâng cao.

Tại Inspire-Khai Nguyên, học sinh luôn được thầy cô khuyến khích đặt câu hỏi, phân tích và đánh giá thay vì chỉ dạy- nghe theo kiểu tương tác 1 chiều, điều này giúp các em phát triển tư duy phản biện ngay từ lớp Một.

Tư duy phản biện tốt sẽ giúp tăng hiệu quả học tập & công việc

 Tư duy máy tính (Computational Thinking)

Hãy tưởng tượng bạn như một thám tử logic, sử dụng sức mạnh của máy tính để giúp bạn giải quyết các vấn đề phúc tạp một cách thông minh. Nói cách khác, tư duy máy tính chính là kỹ năng cơ bản để chúng ta có thể hiểu, biết một cách có lý, logic về thế giới xung quanh dựa trên sức mạnh của máy tính. 

Tư duy máy tính được hiểu là một kỹ năng giúp chúng ta thúc đẩy việc suy nghĩ tư duy, xử lý logic – linh hoạt các vấn đề. Tư duy máy tính không chỉ dành cho các chuyên gia lập trì, không chỉ hữu dụng cho các công việc liên quan đến lập trình, công nghệ thông tin hay khoa học máy tính, mà những kỹ năng này có thể trang bị cho bất kỳ cá nhân nào để thể hiện sự sáng tạo và tư duy đổi mới cao. Với việc thúc đẩy sớm tư duy máy tính, các nhóm kiến thức, kỹ năng liên quan công nghệ cũng dễ dạng được tạo dựng, hỗ trợ học sinh, tạo độ nhạy bén trong việc sử dụng công nghệ như tư duy lập trình, tư duy thiết kế,…

Với tư duy máy tính, thêm sự hỗ trợ từ những cỗ máy tính, chúng ta có thể hy vọng vào việc tìm ra những giải pháp đột phá, giúp cuộc sống tốt đẹp hơn như tìm ra những phương pháp chữa ung thư, hay cách để giảm ô nhiễm không khí nhanh và ít tốn kém nhất..v…v – đưa thế giới vượt qua những giới hạn, tiến tới vùng đất của những kiến thức mà nhân loại chưa từng tới.

Inspire – Khai Nguyên phân chia bộ môn Công nghệ – Kỹ thuật thành 3 lĩnh vực rõ rệt: tin học văn phòng – căn bản bổ trợ cho tất cả các ngành nghề cần sử dụng máy móc; lập trình nhằm rèn luyện học sinh có năng khiếu và đam mê với các lĩnh vực công nghệ như robotics – tự động hóa – AI, sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực liên quan; và thiết kế phát triển các lĩnh vực thiết kế đồ họa, thiết kế 3D, AR-VR, … Với việc xây dựng lộ trình học tập Công nghệ – Kỹ thuật từ lớp Một, các em học sinh đã được tạo cơ hội tiếp xúc từ sớm sự đa dạng của thế giới công nghệ, các em có cơ hội học tập – trải nghiệm gần như tất cả các lĩnh vực hiện nay của thế giới công nghệ trong suốt quá trình học tập phổ thông, trang bị cho các em những kiến thức và hiểu biết để sẵn sàng làm chủ công nghệ.  

Tất cả các nội dung học tập của bộ môn Công nghệ – Kỹ thuật nêu trên  đều thúc đẩy tư duy máy tính của học sinh, giúp học sinh sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực trong xã hội hiện đại.

Học sinh Inspire-Khai Nguyên được trang bị Tư duy máy tính ngay từ sớm

Năng lực tư duy sáng tạo (Creativity)

Sáng tạo hay còn được gọi là “Suy nghĩ ngoài chiếc hộp- Think outside the box” là khả năng luôn tìm kiếm giải pháp mới, ý tưởng mới. Đối với học sinh, khả năng sáng tạo giúp các em làm chủ được vốn kiến thức, chủ động tìm tòi những điều mới, tự tin đối mặt với những thử thách. Từ đó, các em sẽ dễ dàng đạt được những thành tựu trong học tập và sự nghiệp sau này.

Đặc biệt, với những ai tham gia vào lĩnh vực hội họa, âm nhạc, thiết kế, kiến trúc, để đạt được thành công, vượt trội so với những người khác thì tư duy sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, phải có tư duy sáng tạo thì mới có thể đưa ra các sản phẩm ý nghĩa, hiệu quả và có giá trị.

Tại Inspire-Khai Nguyên, học sinh luôn được khuyến khích thể hiện sự sáng tạo không giới hạn thông qua phương pháp tiếp cận STEAM (viết tắt của Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kỹ thuật, Mathematics – Toán học và Art – Nghệ thuật). STEAM cho phép học sinh tự mình thiết kế và thực hiện các thí nghiệm, tạo ra các trò chơi theo sở thích. Mỗi học sinh có một suy nghĩ và ý tưởng riêng biệt, và nhà trường luôn tôn trọng và hỗ trợ các em trong việc biến ý tưởng này thành hiện thực.

Học sinh trường Inspire – Khai Nguyên sáng tạo mô hình xe ô tô trong một tiết học

Hệ thống trường Inspire-Khai Nguyên không chỉ xây dựng một môi trường giáo dục phát triển kiến thức mà còn là nơi đào tạo năng lực và trang bị cho học sinh những kiến thức-  kỹ năng cần thiết để các em có thể tự tin và thành công trong tương lai./.

Đọc thêm: STEAM là gì? Inspire – Khai Nguyên áp dụng như thế nào?

———–
HỆ THỐNG TRƯỜNG LIÊN CẤP INSPIRE – KHAI NGUYÊN
👉 Để được tư vấn chi tiết về chương trình học, Quý phụ huynh vui lòng đặt lịch hẹn tại đây: bit.ly/ISPtuyensinh
🌐 Website: bit.ly/ISPWeb
📌 Zalo OA: bit.ly/zaloISP
☎ Hotline: 0888 500 488 (TP. HCM) – 0888 500 611 (Vũng Tàu)